Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý

Thứ ba - 19/01/2016 04:07
Với các hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, việc cải tạo, nâng cấp trên cơ sở tận dụng các hạng mục hiện có, nhằm thực hiện cho các mục đích.....
Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý

 Với các hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, việc cải tạo, nâng cấp trên cơ sở tận dụng các hạng mục hiện có, nhằm thực hiện cho các mục đích:

- Nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống

- Tăng công suất trạm xử lý.

- Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng.

- Đơn giản hóa quá trình vận hành.

I. Hiện trạng các hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ truyền thống.

1.1. Công nghệ bùn hoạt tính ( aeroten)


http://vsud.vn/uploads/files/Cong%20nghe%20Aeroten.JPG
rong đó: 

- Q1: Lưu lượng nước thải đưa vào trạm xử lý (m3/ngđ)

- V1: Thể tích bể Aeroten (m3).

- H1: Hiệu suất xử lý của bể Aeroten (%).

Ưu điểm:

- Là công nghệ xử lý nước thải phổ biến nhất trên thế giới, được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1990.

- Chi phí đầu tư thấp.

- Thích hợp để xử lý các loại nước thải có hàm lượng BOD ≤ 1000 mg/l.

- Nước sau xử lý có thể đảm bảo các quy chuẩn xả thải hiện hành ở mức B QCVN.

- Thích hợp cho những dự án công suất lớn, trên 10.000 m3/ngđ.

Nhược điểm:

- Hiệu quả xử lý thấp, thường không thích hợp cho các dự án có yêu cầu cao về chất lượng nước sau xử lý.

- Không có khả năng xử lý Nito, phopho.

- Thể tích công trình lớn do hàm lượng bùn hoạt tính trong bể thấp, trung bình từ 1500 – 2500 mg/l.

- Vận hành phức tạp do phải kiểm soát chặt chẽ các thông số: Lượng bùn tuần hoàn, tỷ lệ F/M, tỷ lệ BOD:N:P, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải đầu vào, tỷ lệ BOD/COD trong nước thải đầu vào.

- Chi phí vận hành cao, yêu cầu nhân công vận hành phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực xử lý nước thải.

II. Cải tạo, nâng cấp có thể được thực hiện theo 2 quy trình sau.

1. Chuyển đổi thành quy trình Đệm di động (MBBR).
http://vsud.vn/uploads/files/Cong%20nghe%20MBBR.JPG
Trong đó:

- Q2: Lưu lượng nước thải đưa vào trạm xử lý (m3/ngđ), Q2 = Q1(1 + 45%)

- V1: Thể tích bể MBBR (m3).

- H2: Hiệu suất xử lý của bể Aeroten (%), H2 = H1(1 + 30%)

Ưu điểm:

- Nâng công suất trạm xử lý nên tối thiểu 30%.

- Nâng cao hiệu quả xử lý, đảm bảo nước sau xử lý luôn đảm bảo quy chuẩn xả thải hiện hành (QCVN). Có thể cải tạo để tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, nước xả bồn cầu…

- Giúp trạm xử lý hoạt động ổn định khi có sự biến động về thành phần các chất trong nước thải dẫn vào trạm xử lý.

- Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống do giảm điện năng tiêu thụ.

- Đơn giản hơn trong quá trình vận hành, do: Không phải tuần hoàn bùn; Không phải kiểm soát tỷ lệ F/M, tỷ lệ BOD:N:P cũng như hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải đầu vào.

Nhược điểm:

- Thích hợp cho các trạm xử lý có công suất dưới 10.000m3/ngđ.

- Cần phải bổ xung thêm một số hạng mục: Giá thể MBBR, lưới thu nước, hệ thống phân phối khí. Điều này sẽ khiến tăng chi phí đầu tư cho trạm xử lý nước thải.

2. Chuyên đổi thành quy trình ABR.
http://vsud.vn/uploads/files/Cong%20nghe%20ABR%20cai%20tao.JPG
Ưu điểm:

- Tương tự quy trình Đệm di động (MBBR).

- Nâng cao hiệu quả xử lý Nitơ, Phopho.

- Giảm chi phí điện năng tiệu thụ tối thiểu 40% so với công nghệ truyền thống.

Nhược điểm:

- Tương tự quy trình Đệm di động (MBBR)

Tác giả bài viết: Môi trường 360

Nguồn tin: moitruong360.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Giới thiệu về công ty cổ phần kỹ thuật và môi trường Việt Nam

Giới thiệu khái quát Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Môi trường Việt Nam được thành lập vào 5/6/2014, Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực môi trường với những dịch vụ tư vấn trọn gói, thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì các công trình xử lý môi trường, tư vấn xin cấp phép môi trường,...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây